Danh Muc Khuyen Nghi
Cổ Phiếu
Vùng Mua
Target
Chu Kỳ Đầu Tư
Ngày Mua
Stop Loss
Tình Trạng
EIB
18.0
22.x
6Tháng
18/12/2023
17.5
Mua Mới
GEX
18.4
27.9
6Tháng
31/10/2023
17
Nắm Giữ
GAS
75.6
84
6Tháng
18/12/2023
73.5
Mua Mới
VIC
43
51
6Tháng
15/12/2023
39.5
Mua Mới
MWG
40
54
6Tháng
07/12/2023
37.5
Năm Giữ
Hướng Dẫn Mở Tài Khoản =>> https://www.ssi.com.vn

Dự Báo Nền Kinh Tế Từ Góc Nhìn Vĩ Mô

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2024

I. Tóm Tắt Vĩ Mô Thế Giới Tuần Qua

        Kinh tế Mỹ vẫn bền vững củng cố qua số liệu mới nhất về tiêu dùng và thị trường lao động. Doanh số bán lẻ tháng 9 được công bố tăng 0,4% so với tháng trước, trong khi dự báo từ khảo sát của Dow Jones chỉ tăng 0,3%. Loại trừ doanh số ô tô, tăng trưởng chi tiêu tăng 0,5%, cao hơn đáng kể so với mức kỳ vọng chỉ 0,1%. Trong khi đó, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần 12/10 cũng thấp hơn dự báo. Nhờ những tin hiệu tích cực này làm động lực thúc đẩy chỉ số DJIA đóng cửa cao kỷ lục.

        NHTW Châu Âu (ECB) tiếp tục hạ lãi suất. Trong cuộc họp chính sách tháng 10, ECB lần thứ ba trong năm hạ lãi suất thêm 0,25% về còn 3,25%. Quyết định hạ lãi suất ECB nhằm cân bằng giữa mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo lạm phát vẫn tiếp tục xu hướng hạ nhiệt chính.

        TTCK Trung Quốc giảm lại, nhờ gói kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử, kết hợp với nới lỏng chính sách tài khoán giúp cho chỉ số CSI 1000 tăng liền 7 phiên liên tục với mức tăng gần 45%. Cảnh báo cho một chu kỳ tăng nóng trên TTCK Trung Quốc. Sau khi đạt đỉnh vào ngày 08/10 chỉ số này quay đầu giảm lại gần 17% và hiện tại đã tạo lập được vị thế cân bằng và bắt đầu cho một chy kỳ tăng trở lại. 

        Giá dầu hồi phục nhẹ sau 4 phiên giảm. Với mức tăng lại tương ứng 0,4% và 0,31%, dầu WTI và dầu Brent đóng cửa tại 70,67  và 74,45 USD/thùng.

        Đồng USD đã tăng mạnh về mức xấp xỉ 104, gần vùng đỉnh cũ 106 trong quý 2. Các đồng tiền trong khu vực cũng mất giá 2.5-5.0% so với cuối tháng 9. Dòng vốn ngoại rút khỏi các thị trường trong khu vực khá nhiều trong 2 tuần đầu tiên tháng 10, trừ thị trường Philippines. Điều này lý giải tại sao khối ngoại chốt lời và bán ròng khỏi thị trường Việt Nam trong những phiên này.

II. Vĩ Mô Trong Nước Tuần Qua

        - Tiếp tục hồi phục và chinh phục mục tiêu: tăng trưởng vượt kỳ vọng nhờ sản xuất tiếp tục phục hồi kèm theo dòng vốn FDI tăng mạnh.


        - Sự hồi phục diễn ra luân phiên qua các nhóm ngành mà chính yếu trong đó là Xuất Nhập Khẩu và Tiêu Dùng


        - Lạm phát duy trì ở mức thấp, hỗ trợ cho việc duy trì một chính sách lãi suất thấp hỗ trợ nền kinh tế đang bị tổn thương sau Covid


        - Chính Sách Tiền Tệ Linh Hoạt: thời gian qua NHNN đã tăng 2 lần và giảm 2 lần lãi suất điều hành để giảm áp lực lên tỷ giá.

        - Lãi suất tiền gửi chạm đáy vào khoảng tháng 3 và 4, có xu hướng tăng trở lại khoản 0.5-1%

       - Giai đoạn đầu năm tỷ giá biến động khá mạnh nhưng áp lực đã giảm dần đến thời điểm hiện tại, do FED bắt đầu chính sách nới lỏng tiền tệ, làm cho đồng USD suy yếu.

        - Dự trữ ngoại hối đang duy trì ở mức 87 tỷ USD chưa đạt mức bình thường theo tính toán của IMF, một phần do NHNN điều tiết tỷ giá giai đoạn đầu năm.

III. Dự Báo Triển Vọng Nền Kinh Tế Trong Thời Gian Tới 


        - Về Chính sách tiền tệ: sau khi FED cắt giảm lãi suất và duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ thì liệu Việt Nam có cắt giảm lãi suất nữa hay không? - nhiều khả năng sẽ là không, vì chúng ta đã cắt giảm lãi suất từ sớm, nên không nhất nhiết phải tham gia vào cuộc đua cắt giảm lãi suất giữa các NHTW

        - Về Chính sách tài khoá: cần tập trung vào ổn định chính sách tài khóa sau 5 năm nới lỏng (2020-2024)

        - Đầu Tư: tiếp tục đẩy mạnh đầu tư công để, chuyển đổi số, công nghệ bán dẫn và biến đổi khí hậu....

        - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Việt Nam vẫn giữ được vị thế là điểm đến đầu tư hấp dẫn, thể hiện qua mức tăng trưởng đáng kể của FDI trong 9 tháng đầu năm: Giải ngân: 17,3 tỷ USD (+8,9% YoY);  Vốn đăng ký: 24,78 tỷ USD (+11,6% YoY), với nhiều dự án lớn và giá trị gia tăng cao trong lĩnh vực bán dẫn, năng lượng, sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử; FDI đăng ký vào Bất động sản tăng vọt 123,6% YoY, một phần nhờ vào kỳ vọng về sự phục hồi của bất động sản Việt Nam, cùng với các luật sửa đổi về bất động sản có hiệu lực từ tháng 8/2024.

• Việt Nam đang hướng đến mục tiêu thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao: Luật Công nghiệp Công nghệ số được đề xuất tiếp tục đưa ra các ưu đãi cho doanh nghiệp;  Xây dựng cơ chế ưu đãi cao nhất để thu hút các dự án đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp bán dẫn và điện tử (Quyết định 1018 ban hành Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050).

• Triển vọng thu hút FDI vẫn khả quan khi Việt Nam tiếp tục triển khai các cơ chế ưu đãi đầu tư đặc biệt cho các dự án trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, R&D và công nghệ cao. Quan trọng hơn, việc cải thiện cơ sở hạ tầng, môi trường kinh doanh, nguồn lao động dồi dào là các động lực dài hạn trong việc thu hút FDI

        - Xuất khẩu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng: Xuất khẩu (+15,4% YoY) và nhập khẩu (+17,3% YoY) duy trì đà hồi phục trong 9 tháng đầu năm 2024 (năm 2023 giảm lần lượt là 4,6% YoY và 9,1% YoY). Thặng dư thương mại tiếp tục mở rộng, đạt 20,8 tỷ USD 9 tháng đầu năm. Động lực chính cho tăng trưởng xuất khẩu đến từ xuất khẩu Máy tính, điện tử và linh kiện (+27,4% YoY) khi nhu cầu toàn cầu về hàng điện tử gia tăng và Điện thoại và linh kiện (+7,2% YoY); Xuất khẩu Thủy sản (3Q24: +15,1% YoY; 2Q24: +6,1% YoY), Dệt may (3Q24: +15,9% YoY; 2Q24: +1,6% YoY), Sắt thép (3Q24: +20% YoY; 2Q24: -6,6% YoY) đang trên đà hồi phục. Xuất khẩu sang Mỹ (+25,6% YoY), EU (+17% YoY), ASEAN (+13% YoY) dẫn đầu mức tăng trưởng xuất khẩu, trong khi Trung Quốc (+4,4% YoY) tăng thấp.

• Xuất khẩu kỳ vọng tiếp tục là điểm sáng cho động lực tăng trưởng kinh tế trong quý 4, nhờ vào: Nhu cầu tại một số thị trường chính kỳ vọng tiếp tục hồi phục;  Sự cải thiện nhu cầu của thị trường Trung Quốc khi có nhiều chính sách kích thích kinh tế mới.

• Rủi ro chính cần theo dõi: 1) Sự chậm lại ở các thị trường xuất khẩu chính trong bối cảnh PMI sản xuất suy giảm; 2) chi phí năng lượng và vận chuyển hàng hóa tăng khi xung đột địa chính trị gia tăng.

        - Sản Xuất Công Nghiệp Tiếp Tục Được Cải Thiện: Mặc dù chịu tác động tiêu cực từ bão Yagi, IIP tháng 9 vẫn tăng trưởng mạnh mẽ +10,8% từ mức nền thấp của cùng kỳ năm trước. IIP sản xuất tăng trưởng mạnh (+13,1% YoY), dẫn đầu là sự cải thiện liên tục của May mặc (+19,7% YoY) và Dệt may (+11,2% YoY), Sản phẩm cao su và nhựa (+24,9% YoY), Hóa chất và sản phẩm hóa chất (+19,9%).

• Tính chung 9 tháng đầu năm, sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng, +8,6% YoY.

• Chỉ số PMI sản xuất tháng 9 theo khảo sát của S&P Global giảm xuống còn 47,3 điểm (mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2023), chủ yếu là do tác động của bão Yagi. Cụ thể, sản lượng, đơn đặt hàng mới, mua hàng và tồn kho đầu vào đều giảm trong bối cảnh các doanh nghiệp tạm thời đóng cửa và chậm trễ các dây chuyền sản xuất và chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, sự gián đoạn này dự kiến chỉ là tạm thời và các công ty vẫn tin tưởng vào triển vọng sản xuất, do đó vẫn tăng việc làm.

• Chúng tôi kỳ vọng sản xuất công nghiệp sẽ cải thiện trong thời gian tới, nhờ vào: 1) nhu cầu tăng đối với các sản phẩm xuất khẩu; 2) nhu cầu trong nước tăng để chuẩn bị cho kỳ nghỉ Tết; 3) tín hiệu từ nhập khẩu nguyên liệu đầu vào (9 tháng: +17,3% YoY).

• Rủi ro cần theo dõi: Tăng trưởng kinh tế yếu hơn dự kiến và mức tiêu thụ yếu của các đối tác thương mại chính của Việt Nam.

        - Bán lẻ kỳ vọng được hồi phục mạnh hơn nữa:  Tăng trưởng bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng chậm lại vào tháng 9 (+7,6% YoY), chủ yếu do Dịch vụ du lịch (+1,9% YoY) trong bối cảnh bão Yagi. Trong khi đó, Bán lẻ hàng hóa tăng trưởng ổn định (tháng 9: +7,7% YoY). Trong 9 tháng đầu năm, bán lẻ phục hồi với tốc độ chậm (+8,8% YoY; nếu loại trừ các yếu tố giá cả, doanh số bán lẻ tăng 5,8% YoY), so với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng tháng là 11,9% trong giai đoạn trước đại dịch từ năm 2017-2019. trong đó:  Bán lẻ hàng hóa tăng trưởng ổn định +7,9% YoY;  Dịch vụ lưu trú ăn uống (+13,6% YoY) và Dịch vụ lữ hành (+16,7% YoY) tiếp tục là động lực chính cho bán lẻ; với sự phục hồi của du lịch (lượng khách quốc tế tăng 43% YoY). Tuy nhiên, so với thời điểm trước đại dịch, lượng khách quốc tế đã giảm 1,3% so với 9 tháng đầu năm 2019; trong đó, khách Trung Quốc và châu Âu giảm lần lượt 32% và 13,2%.

• Tiếp tục kỳ vọng về sự hồi phục của bán lẻ tiêu dùng trong thời gian tới, nhờ vào: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, với tỷ lệ thất nghiệp thấp (3Q24: 2,24%); Xu hướng tăng chi tiêu vào các dịp lễ cuối năm; Các chính sách kích cầu nhằm thúc đẩy du lịch và sự phục hồi của ngành du lịch.

• Về rủi ro cần lưu ý, sự phục hồi chậm lại của lĩnh vực bất động sản có thể ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng.

IV. Thị Trường Chứng Khoán

        -  Ngắn hạn: Trong một chu kỳ nới lỏng tiền tệ, những cú điều chỉnh của thị trường là có thể xảy ra. Tuy nhiên, mức điều chỉnh sẽ không sâu.

        -  Trung Và Dài Hạn: Thị Trường Chứng Khoán vẫn là kênh đầu tư ưu việt nhất ở thời điểm này, khi mặt bằng giá cổ phiếu đã về mức hợp lý đẻ tích lũy cho chu kỳ trung và dài hạn. Nhóm ngành ưu tiên: Xuất khẩu (ANV, PTB, TCM, GIL ...),  Đầu Tư Công (VCG, PC1, LCG...) Thép (HPG), Năng Lượng (POW), Đường (QNS, SBT), Hóa Chất (CSV, PVC, DDV), ...

Share this article :

0 nhận xét:

Speak up your mind

Tell us what you're thinking... !

 
Support : Creating Post Copyright © 2011. Mua Co Phieu Nao ? - All Rights Reserved
Proudly powered by Blogger