Quyết định cắt giảm lãi suất của FED
FED thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng sau 4 năm thông qua việc cắt giảm lãi suất từ 5.25 -5.5% về 4.75-5% là ngoài dự báo của các chuyên gia kinh tế Mỹ.
Đầu tiên nói về ly do cắt giảm lãi suất: Thường thì các ngân hàng trung ương giảm lãi suất vì hai lý do chính. Đó là khi tình hình tài chính xuống cấp trầm trọng hoặc lạm phát co lại quá nhanh, khiến lãi suất cao trở thành lực cản của nền kinh tế. Phần lớn nhà kinh tế học cho rằng Fed điều chỉnh chính sách vì lý do thứ hai.
Thứ 2 nói về dự báo của các chuyên gia: theo đánh giá ban đầu thì nhiều khả năng FED sẽ hạ 25điểm lãi suất, nếu giảm nhiều hơn thì các chuyên gia lo ngại rằng FED đã nhìn thấy điều gì đấy mà Thị trường chưa được thấy, mà cụ thể ở đây là rủi ro suy thoái thậm chí là hạ cánh cứng nền kinh tế. Nguyên nhân của những lo ngại này xuất phát từ việc tiêu dùng ở Mỹ có thể tăng lên (đảy lạm phát tăng lên) trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và tiền tiết kiệm của người dân đang cạn dần.
Thứ 3 Phân tích về quyết định của FED: Cơ sở để FED ra quyết định này là vì ngày càng tin tưởng lạm phát hạ nhiệt bền vững hướng về 2%, cơ quan này cũng nhấn mạnh rằng sẽ chủ động điều chỉnh chính sách khi nhận thấy rủi ro phát sinh.
Khi lãi suất thấp, chi phí đi vay rẻ hơn. Doanh nghiệp có thể đầu tư vào các dự án mới hoặc tuyển thêm nhân viên. Tương tự, người tiêu dùng sẽ chi tiêu nhiều hơn do gửi tiết kiệm kém hấp dẫn. Dù vậy, các nhà kinh tế học cho rằng phải mất ít nhất là một năm, tác động từ việc điều chỉnh này mới rõ rệt trong nền kinh tế. Điều này lý giải vì sao lãi suất tại Mỹ tăng từ đầu 2022, nhưng một năm sau lạm phát mới bắt đầu hạ nhiệt.
Tác động đến thị trường mới nổi
- Lãi suất thấp hơn ở Mỹ có thể giúp các NHTW ở thị trường mới nổi có nhiều không gian hơn để cắt giảm lãi suất và hỗ trợ tăng trưởng trong nước. Bởi lẽ, áp lực phải giữ lãi suất cao để ngăn dòng vốn chảy ra ngoài và bảo vệ tỷ giá hối đoái sẽ nhẹ nhàng hơn khi Mỹ hạ lãi suất.
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !