CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG (HOSE) - MSH
I. Mở rộng năng lực sản xuất thúc đẩy lợi nhuận
- Kim ngạch xuất khẩu của MSH đứng tóp đầu trong tổng số 6500 doanh nghiệp may mặc cả nước với giá trị hơn 300tr USD, riêng xuất khẩu sang Mỹ đạt trên 200 triệu USD
- Sau 30 năm phát triển MSH đã trở thành đối tác bạn hàng uy tín của nhiều nhãn hàng thời trang nổi tiếng trên thế giới như: Columbia Sportswear, Haddad Brands, GIII,…
II. Động Lực Tăng Trưởng
- Tín hiệu khởi sắc từ ngành dệt may Việt Nam: xuất khẩu dệt may được dự báo sẽ phục hồi tốt trong nữa cuối năm 2024 nhờ vào mùa cao điểm sản xuất cho các đơn hàng dịp lễ Noel, Tết... Dự báo nhóm dệt may sẽ duy trì mức tăng trưởng hơn 10% đến cuối năm.
- Thị trường tiêu thụ trọng điểm - Mỹ - đang trên đà phục hồi: Doanh số bán hàng tại các cửa hàng quần áo phụ kiện ở Mỹ tăng 0.57% so với tháng trước và tăng 5.27% so với cùng kỳ.
- Cuộc khủng hoảng địa chính trị tại Bangladesh là cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam: Khi Bangladesh là nước xuất khẩu dệt may đứng thứ 2 thế giới và là nước canh tranh mạnh mẽ với Việt Nam tại thị trường Mỹ. Chính vì cuộc khủng hoảng đã kéo năng lực sản xuất của Bangladesh giảm mạnh, đồng thời đẩy chi phí nhân công tăng cao qua chính sách đòi tăng lương của nhóm người biểu tình, làm suy yếu năng lực cạnh tranh và giảm uy tín lòng tin với khách hàng.
- Nhà máy mới Xuân Trường sẽ là động lực tăng trưởng mới cho MSH trong trung và dài hạn, Dự kiến có thể mang về khoảng 1500 tỷ đồng mỗi năm tương đương mức tăng trưởng 30% doanh thu hiện tại và nâng công suất tăng thêm khoản 25% so với trước đó.
- Kế hoạch đầu tư nhà máy ở Ai Cập đã được thông qua vào cuối tháng 1/2024, nhờ tận dụng lợi thế về nhân công giá thấp hơn đáng kể so với Việt Nam. Nhờ các hoạt động đầu tư này sẽ mở ra triển vọng tăng trưởng mới cho MSH trong trung và dài hạn.
III. Khuyên Nghị Mua
- Vùng mua 47.8
- Target 1: 55
- Thời gian nắm giữ: 6 Tháng
TCM - Công Ty Cổ Phần Dệt May Thành Công
I. Tổng quan
TCM - Là một trong những doanh nghiệp dệt may hàng đầu Việt Nam với công suất hơn 18 triệu sản phẩm/năm, sản phẩm chủ yếu được xuất khẩu sang các nước Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
TCM - Là một trọng những số ít doanh nghiệp có quy trình sản xuất khép kín tại Việt Nam từ Sợi - đan/dệt - Nhộm - May. Điều này giúp TCM tự chủ nguồn cung vải và hưởng được nhiều lợi thế từ hiệp định thương mại CPTPP, EVFTA.
II. Động Lực Tăng Trưởng
- Bên cạnh các lợi thế ngành kể trên TCM có một lợi thế rất lớn so với các doanh nghiệp top đầu đó chính là sự đa dạng hóa tệp khách hàng đến từ nhiều Châu Lục. Trong đó, thị trường xuất khẩu lớn nhất của TCM là Châu Á chiếm hơn 70% doanh thu.
- Chủ động nguồn nguyên liệu, nên kiểm soát tốt nguồn chi phí đầu vào nâng cao lợi thế cạnh tranh đầu ra.
- Hoàn thành thương vụ M&A SY Vina giúp mở rộng chuỗi giá trị dệt may và nâng cao năng lực sản xuất sau khi tiếp quản, nâng công suất dệt vải thêm 8tr mét vải/năm, bổ sung số lượng đáng kể cho vải đan truyền thống tại dệt may Thành Công, Nhà máy nhuộm với công suất 19.5 triệu mét vải/năm và nhà máy may với công suất 69.6 triệu sản phẩm/năm sẽ góp phần thúc đẩy gia tăng doanh thu và lợi nhuận trong thời gian tới.
Khuyến Nghị Mua
Vùng mua 43
Target 1: 55
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !